Phân loại Thuật ngữ giải phẫu cử động

Cử động được phân loại theo sự phân cắt của các mặt phẳng giải phẫu lên trên cơ thể.[1] Cử động được chia làm ba loại, căn cứ vào bản chất của khớp gây nên cử động:[2][3]

Cử động cũng có thể được chia làm hai loại:[1]

  • Cử động tuyến tính (hay tịnh tiến) là cử động theo đường nối hai điểm, gồm cử động thẳng và cử động cong.
  • Cử động góc (hay quay) là cử động làm mở rộng hay thu hẹp góc giữa hai xương. Ví dụ: cử động đầu gối làm thay đổi góc giữa đùicẳng chân; cử động khuỷu làm thay đổi góc giữa cánh taycẳng tay.

Ngành nghiên cứu về các cử động là cơ thể lực động học.[4]

Cử động bất thường

Một cử động bất thường là hiện tượng cử động vượt ra khỏi giới hạn của khớp mà người bình thường làm được. Thuật ngữ mô tả cử động bất thường có thêm từ "quá mức" đứng ở sau. Người bị mắc hội chứng người dẻo[lower-alpha 5] có khả năng duỗi, gấp quá mức.[5][6] Do khớp di động vượt khỏi giới hạn mà họ có thể bẻ quặt ngón tay ra đằng sau, tức là khớp duỗi quá mức. Hiện tượng này làm tăng áp lực lên dây chằng, và nguyên nhân có thể là do tai nạn, ngã, chấn thương. Thủ thuật làm trật khớp tạm thời cũng được áp dụng trong các ca phẫu thuật.[7] Kỹ thuật khóa siết giúp cảnh sát truy bắt và trấn áp tội phạm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuật ngữ giải phẫu cử động http://www.bartleby.com/107/ http://www.med.umich.edu/lrc/Hypermuscle/Hyper.htm... http://cnx.org/content/col11496/latest/ https://o.quizlet.com/uDf07L6r7LRa.H4VxXXziQ_m.jpg https://www.phuchoichucnang.net/giai-phau-chuc-nan... https://www.slideshare.net/minhdat69/i-cng-sinh-c-... https://archive.org/download/anatomydescripti1858g... https://web.archive.org/web/20190620152250/https:/... https://openlibrary.org/books/OL24780759M/Anatomy_... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Anatom...